Cúng ông Táo và những điều cần chuẩn bị cho đúng

71 lượt xem 01/07/2022

Mỗi năm cứ vào ngày 23 tháng chạp âm lịch mọi người lại nô nức tiễn ông Táo về Trời. Táo quân sẽ lên Thiên đình để báo cáo công việc một năm qua và khẩn cầu Thượng đế ban cho gia chủ năm mới hạnh phúc, tài lộc, cơm no áo ấm. Để ông Táo lên đường thuận lợi nhiều gia đình sẽ dâng lên mâm cao cỗ đầy.

Vậy mâm cỗ cúng ông Táo gồm những gì? Để chuẩn bị tốt “mâm tròn lễ đủ” cúng ông Táo nhất định bạn không thể bỏ qua bài viết sau.

 Ý nghĩa của tục cúng ông Táo

Theo truyền thuyết xa xưa Táo Quân gồm có 3 vị thần 2 ông và 1 bà. 3 vị thần này có nhiệm vụ cai quản bếp núc, ghi chép, sự vụ, sự việc trong từng gia đình và mỗi năm báo cáo lên Ngọc Hoàng Thượng Đế 1 lần. Việc thờ ông Táo là tín ngưỡng tốt đẹp có từ xa xưa của người Việt Nam nói riêng, người Châu Á nói chung. Ông Táo chính là vị thần bếp phù hộ mang lại cho nhân thế cơm no, áo ấm, hạnh phúc, sung túc, gia đình hòa thuận.

Ý nghĩa của tục cúng ông Táo

Ý nghĩa của tục cúng ông Táo

Hơn nữa tục thờ cúng ông Táo còn đề cao vai trò và tầm quan trọng của bếp lửa trong mỗi gia đình. Bếp lửa ngoài tác dụng nấu chín thức ăn thì còn là nơi gắn kết các thành viên gia đình lại với nhau. Trong các gia đình xưa đều có sự hiện diện của bếp lửa. Ngày nào bếp lửa không cháy xem như ngày ấy gia đình thiếu hơi ấm, thiếu yêu thương.

Bên cạnh đó 3 vị Táo Quân giống như “giám sát viên” của nhà Trời. Họ sẽ ghi chép công đức, tội danh của gia đình để báo về trên. Trên cơ sở báo cáo đó Thượng đế sẽ định đoạt phước đức của mỗi gia đình.

Thông qua tập tục cúng ông Táo người xưa muốn nhắc nhở con người cần sống đúng đạo lý, không nên làm việc sai trái vì mỗi hành động, mỗi suy nghĩ của chúng ta đều có “đèn trời soi chiếu”.

Lễ vật cúng ông Táo gồm những gì?

Cúng ông Táo ngoài chuẩn bị mâm cơm bạn không thể thiếu lễ vật. Các món lễ vật này sẽ giúp Táo quân chỉnh tề hơn trước mặt Thượng đế. Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có:

– Mũ ông Táo ba chiếc: Theo truyền thuyết dân gian Táo quân có 3 người gồm 2 ông và 1 bà. Vì thế khi chuẩn bị mũ cho Táo quân cần đủ 3 cái. Trong đó mũ dành cho Táo ông phải có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn.

Mũ cúng ông Táo được bày bán tại các cửa hàng

Mũ cúng ông Táo được bày bán tại các cửa hàng

– Cá chép: Đây là phương tiện giúp đưa Táo quân về chầu trời. Bạn có thể dùng cá chép thật hoặc giấy đều được. Tại miền Bắc mọi người ưa chuộng cúng cá chép sống ngu ý “cá chép hóa rồng”. Sau khi cúng xong họ sẽ phóng sinh cá ra ao hồ, sông suối. Những người miền Nam thì cúng cá Chép giấy. Riêng ở miền Trung mọi người dùng ngựa giấy để đưa ông Táo về chầu trời.

Cá Chép cúng ông táo về trời

Cá Chép cúng ông táo về trời

  • Tiền vàng.
  • 1 chiếc áo
  • 1 đôi hia bằng giấy
  • 1 đĩa trầu cau nhỏ
  • 1 lọ hoa cúc
  • Rượu hoặc trà
  • Nhang, đèn
  • Nến.

Mâm cỗ cúng ông Táo gồm những gì?

Theo truyền thuyết dân gian Táo quân là vị thần được Ngọc Hoàng Thượng đế phái xuống trần gian để theo dõi và ghi chép lại các công việc của người Phàm trong 1 năm. Mỗi năm vào ngày 13 tháng Chạp âm lịch Táo quân sẽ cưỡi ngựa hoặc cá chép về chầu trời để báo cáo các công việc trong năm qua.

Mâm cơm cúng ông Táo

Mâm cơm cúng ông Táo

Vì thế mà dân gian cho rằng ông Táo chính là người định đoạt “công hay tội” của gia đình. Để Táo quân nói giảm, nói tránh, phù hộ, che chở cho gia đình thì mọi người thường làm một mâm cơm thịnh soạn dâng lên. Vậy mâm cơm cúng ông Táo gồm những gì? Một mâm cơm đầy đủ dâng lên ông Táo gồm các món sau:

  • 1 con gà trống mang đi luộc. Gà luộc phải còn nguyên con, bắt chéo cánh và chân, miệng ngậm hoa. Nếu không có gà bạn có thể thay bằng 5 lạng thịt heo luộc.
  • 1 dĩa xôi gấc. Nếu không có xôi gấc bạn có thể thay bằng xôi cẩm, xôi đậu, xôi nếp than.
  • 1 dĩa giò chả (người miền Nam gọi là chả lụa)
  • 1 cái bánh chưng hoặc bánh ú, bánh tét của người miền Nam
  • 1 bát canh chân giò lợn nấu măng hoặc xương hầm củ cải
  • 1 dĩa rau thập cẩm xào chung
  • 1 dĩa chả rán
  • 1 phần thịt nấu đông
  • 3 bát gạo đầy
  • 1 bát muối trắng

Để mâm cổ cao đầy ngoài các món trên nhiều gia đình còn cúng thêm chè như: chè trôi nước, chè kho, chè hoa cau,….Bên cạnh đó bạn có thể bày thêm trái cây, bánh kẹo các loại sao cho đẹp mắt. Ngày nay nhiều gia đình biến tấu tạo ra nhiều món ăn khác nhau nhưng nhìn chung mâm cỗ cúng ông Táo 23 tháng chạp vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống.

Mâm cỗ cúng ông Táo

Mâm cỗ cúng ông Táo

Nếu gia chủ có thời gian có thể tự tay nấu nướng, bày trí mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên ông Táo tỏ rõ lòng thành kính. Trường hợp gia đình bạn không có thời gian có thể mua thức ăn có sẵn về cúng hoặc chế biến những món ăn đơn giản như canh, xào, kho.

Địa điểm để bày mâm lễ cúng ông Táo?

Theo truyền thuyết xa xưa thì ông Táo là vị thần cai quản chuyện bếp núc tại mỗi gia đình. Vì thế mà bàn thờ ông Táo thường được đặt trong nhà bếp. Vậy mâm lễ cúng ông Táo có nên đặt trong bếp?

Có rất nhiều người nhầm lẫn mâm cỗ cúng ông Táo nhất định phải đặt trong bếp. Điều này có thể đúng nhưng chưa đủ. Theo thuyết phong thủy mâm cỗ cúng ông Táo phải đặt nơi sạch sẽ. Trường hợp ông Táo có bàn thờ riêng, đặt trên bếp thì bạn có thể bày mâm cỗ lên trên đó.

Ngược lại ông Táo đặt cạnh bếp, không có bàn thờ riêng thì tốt nhất bạn nên chọn nơi khác để cúng. Vì bếp núc là nơi nấu nướng rất bề bộn, dầu mỡ, tốt nhất bạn nên cúng ông Táo trên bàn thờ gia tiên.

Cúng ông Táo tại nơi trang nghiêm

Cúng ông Táo tại nơi trang nghiêm

Địa điểm bày mâm lễ cúng ông Táo nói chung không cố định. Tùy thuộc vào điều kiện, vị trí, địa thế của mỗi gia đình mà lựa chọn vị trí thích hợp.

Thời gian tốt nhất để đưa ông Táo về trời là khi nào?

Thời điểm tốt nhất để đưa ông Táo về trời là 12 giờ trưa ngày 23 tháng chạp âm lịch. Tuy nhiên nhiều gia đình bận rộn có thể chọn cúng vào buổi trưa hoặc chiều tối ngày 22 tháng chạp và sáng sớm 23 tháng chạp âm lịch. Lưu ý bạn không nên cúng ông Táo quá trễ hoặc qua ngày hôm sau vì làm như vậy là phạm húy.

Bài văn cúng ông công, ông táo

Quan trọng hơn hết gia chủ cần có một mẫu văn để đọc trước bàn cúng ông công, ông táo ngay tại bếp của mình, đứng trang nghiêm, quần áo chỉnh tề, rồi đọc bài văn cúng chúng tôi để mẫu bên dưới

tải bài văn cúng ông công, ông táo tại đây

Những lưu ý khi làm lễ cúng ông Táo

Phần trên chúng tôi vừa giải đáp câu hỏi “Cúng ông Táo gồm những gì?” Nhìn chung lễ vật và mâm cơm dâng lên Táo Quân khá là đơn giản và dễ chuẩn bị. Tuy nhiên khi cúng lễ ông Táo bạn cần lưu ý những điều sau.

  • Nơi đặt mâm lễ cúng không được để dưới bếp vì đây là nơi đun nấu, không sạch sẽ, bừa bộn. Mâm cỗ ông Táo nên bày ở nơi sạch sẽ, gọn gàng, trang nghiêm nhất trong nhà.
  • Sau khi tàn nửa tuần hương cúng bạn nên hóa vàng các lễ vật dâng lên ông Táo như mũ, áo, giày, giấy tiền, vàng mã.
  • Sau khi hóa vàng bạn mang cá chép đi phóng sinh
  • Khi cúng ông Táo bạn cần thành tâm, tỏ rõ thành ý. Gia chủ nên ăn mặc chỉnh tề khi dâng lễ.
  • Khi khấn vái bạn không nên xin phú quý, tài lộc, tiền của tốt nhất nên cầu ông Táo nói bớt, nói giảm hộ gia đình
  • Bàn thờ và vật phẩm thờ cúng cần được lau chùi sạch sẽ và bày biện ngày ngắn, tươm tất.
Những điều cần chú ý khi cúng ông táo

Những điều cần chú ý khi cúng ông táo

Trên đây chúng tôi vừa giải thích mâm cỗ cúng ông Táo gồm những gì? Hy vọng qua bài viết gia chủ sẽ có bước chuẩn bị thật chu đáo để cúng ngày 23 tháng chạp âm lịch. Mong rằng những điều không tốt đẹp của năm cũ sẽ qua đi nhường chỗ cho niềm vui, hạnh phúc trong năm mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *